Top Banner Ads
TRANG CHỦ DỊCH VỤ GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG SEALAW GROUP LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 114
Visiter today: 543
Total: 4,115,691
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
Hội bảo trợ tư pháp
dich vu giay phep
Trang chủ > Dịch vụ > Kinh nghiệm & Lưu ý
Kinh nghiệm xử lý xâm phạm quyền SHTT
Hiện nay, việc xác định đúng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để có những biện pháp xử lý hợp pháp và hiệu quả là việc làm không dễ

đấy là chưa kể nếu việc xác định không đúng hành vi xâm phạm quyền còn dẫn đến tình trạng xử lý sai hay khởi kiện không đúng, gây ra những hậu quả đáng tiếc làm thiệt hại không nhỏ đến những doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính là làm mất lòng tin vào hệ thống thực thi quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nhu hiện nay.

Để thực thi (bảo vệ) quyền SHTT có hiệu quả, điều trước tiên là phải xác định đúng các hành vi bị coi là xâm phạm quyền. Trong thực tế nhiêu DN và các cơ quan chức năng không dễ dàng xác định được hành vi xâm phạm quyền.

Vì thế nhiều DN còn lúng túng trong việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình, các cơ quan chức năng ngại hoặc né tránh xử lý xâm phạm. Chỉ khi nào thật cần thiết, nếu cần phải xử lý thì DN lại tiến hành yêu cầu giám định và các cơ quan chức năng trưng cầu giám định quyển SHTT để khởi kiện hoặc xử lý xâm phạm quyền.

Song dù có thực hiện trưng cầu hay yêu cầu giám định, thì khi xử lý xâm phạm hay khởi kiện, cơ quan chức năng vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định xử lý của mình, cũng như doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về chứng cứ gửi kèm theo yêu cầu khởi kiện, bất chấp kết quả giám định đúng hay sai. Điều đó để nói rằng những kiến thức và kinh nghiệm trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT, nhất là đối với thương hiệu là rất cần thiết đối với doanh nghiệp và cơ quan chức năng.

Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin liên quan, giúp cho công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có hiệu quả góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế về vấn đế thực thi quyền SHTT.

Trước hết, cần tìm hiểu thế nào là hành vi xâm phạm quyền SHTT. Việc người thứ ba sử dụng các sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp ... đang trong thời hạn bảo hộ và trong lãnh thổ bảo hộ mà không được phép của người nắm giữ quyền nhằm mục đích kinh doanh và không thuộc các trường hợp loại trừ, thì bì coi là xâm phạm quyền SHTT (sở hữu công nghiệp).

Người thứ ba, được hiểu là bất cứ ai ngoài người nắm giữ quyền SHTT ra, kể cả tồ chức cá nhân trong nước và nước ngoài. Việc sử dụng các đối tượng trên đây bất chấp là cố ý hay vô ý nhằm mục đích kinh doanh (kiếm lời) mà không có sự cho phép của người chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng đối tượng thông qua hợp đồng li xăng.

Hơn nữa các sáng chế nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp đó phải đang được bảo hộ và trong lãnh thố bảo hộ. Tức là, các sáng chế nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp được Nhà nước (cục SHTT) cấp văn bằng bảo hộ và không bị chấm dứt hiệu lực văn bằng trước thời hạn hay bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Điều đó cũng có nghĩa là, bất cứ người nào sử dụng sáng chế, nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam sẽ không bị coi là xâm phạm quyền SHTT nếu các đối tượng đó không được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ, kể cả trước đó nó được cấp văn bằng ở các nước khác, hoặc được cấp nhưng văn bằng bảo hộ đã bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc bị hủy bỏ hiệu lực.

Việc chấm dứt hiệu lực có thể do không nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế hay không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong 5 năm mà không có lý do chính đáng ...Văn bằng bảo hộ cũng có thể bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn không có quyền nộp đơn mà thiếu trung thực trong quá trình làm thủ tục đăng ký, hoặc đối tượng không thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng.

Ngoài ra việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cũng sẽ không bị coi là xâm phạm quyền ngay cả khi nó đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ vì mục đích cá nhân không kiếm lời), như giảng dạy, nghiên cứu ... hay nhằm khắc phục sự cố các phương tiện giao thông đang tạm thời quá cảnh trên lãnh thố Việt Nam.

Trên thực tế, việc xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Nếu là sáng chế, phải xác định xem sản phẩm, bộ phận sản phẩm hay quy trình có trùng hoặc tương đương với sản phẩm bộ phận sản phẩm quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế không.

Hoặc là, sản phẩm, bộ phận sản phẩm có được sản xuất theo quy trình được cấp bằng độc quyền sáng chế không. Đối với kiểu dáng công nghiệp cũng tương tự như vậy, đó là xem cả bộ sản phẩm hoặc từng phần sản phẩm có khác biệt đáng kể với kiểu dáng được cấp bằng không.

Riêng đối với nhãn hiệu (thương hiệu) chúng ta phải đánh giá yếu tố xâm phạm ở cả hai khía cạnh, đó là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu và cả hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Trước hết, chúng ta phải xác định dấu hiệu vi phạm ờ mức độ giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ ở các khía cạnh như về cấu tạo của nhãn hiệu, cách trình bày (cả tế màu sắc), cách phát âm phiên âm, chữ và ý nghĩa của chữ đó (nếu nhãn hiệu là chữ khác tiếng Vệt).

Có nghĩa là, chúng ta phải đánh giá trên tất cả các yếu tố đó nếu chỉ cần có một yếu tố giống hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ thì hoàn toàn có kết luận dấu hiệu đó đã vi phạm. Thứ hai, dấu hiệu giống hoặc tương tự đó phải gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau hoặc tương tự về bản chất, hoặc có liên hệ về chức năng công dụng và cùng kênh tiêu thụ.

Như vậy, một nhãn hiệu bị kết luận là xâm phạm nhãn hiệu của người khác có thể thuộc một trong hai hình thức sau đây: Hình thức thứ nhất là xâm phạm dưới hình thức giống hệt tức là dấu hiệu hoàn toàn trùng nhau gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau (giống y trang). Ví dụ như nhãn hiệu TRƯỜNG SINH cùng gắn lên sản phẩm sữa đặc có đường và sữa đậu nành mặc dù sữa đặc có đường làm từ sữa động vật, còn sữa đậu nành làm từ các loại đậu (thực vật).

Hình thức thứ hai là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ, nếu dấu hiệu tương tự nhau gắn lên hàng hóa/dịch vụ giống nhau hoặc dấu hiệu giống hệt nhau nhưng gắn lên hàng hóa/dịch vụ có liên quan đến nhau. Thậm chí còn tinh vi hơn khi mà dấu hiệu tương tự nhau cùng gắn lên hàng hóa/dịch vụ có liên quan đến nhau.

Trong thực tế, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chủ yếu dưới hình thức tương tự gây nhầm lẫn, vì vậy không dễ gì xác định được ngay đó là hành vi xâm phạm để tiến hành xử lý hoặc khởi kiện.

Trong những trường hợp như vậy, nếu doanh nghiệp hoặc các cơ quan chức năng không tự xác định được hành vi xâm phạm quyền trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm trên đây thì nên tiến hành yêu cầu hay trưng cầu giám định SHTT theo quy định của Luật SHTT và được Viện Khoa học SHTT triển khai từ tháng 07-2009.


                                                                               

(Source: baomoi.com)
[ Back ]
OTHER
Những vấn đề cần gì cần lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (27/2/2015)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
mau van ban
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
ô mai ba thu
danh bạ luật sư việt nam
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng