I. NHỮNG TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA TÒA ÁN (Điều 29 Bộ Luật tố tụng dân sự)
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục
đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội
địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành
viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp
luật có quy định.
III. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thời hạn mà
chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh doanh
thương mại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết
thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại được thực hiện theo quy
định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi
kiện vụ án kinh doanh thương mại là 02 năm, kể từ ngày đương sự biết
được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Một số thời hiệu khởi kiện cụ thể:
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại
là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật này
(Điều 319 Luật thương mại năm 2005);
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 03 năm, kể
từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm
năm 2000);
- Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa hàng hóa
vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là 01 năm, kể từ ngày trả
hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 97 Bộ luật
hàng hải năm 2005);
- Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng
thuê tàu là 02 năm, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 142 Bộ
luật hàng hải năm 2005);
- Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu
biển là 02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 162 Bộ
luật hàng hải năm 2005);
- Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ hàng
hải là 02 năm, kể từ ngày két thúc hành động cứu hộ (Điều
195 Bộ luật hàng hải năm 2005); …
IV. HỒ SƠ KHỞI KIỆN
Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá
trị như hợp đồng kinh doanh thương mại, Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu
có),
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố
(nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận
hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các
biên bản làm việc về công nợ tồn đọng,…
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu có);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và
người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết
định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử
người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số bản chính, bản
sao);
* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang
tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối
chiếu.
V. TÒA ÁN NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN
1. Thẩm quyền Tòa án theo cấp:
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS, trừ trường hợp những tranh
chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho
cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà
án nước ngoài (Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh
doanh thương mại sau:
+ Tranh chấp kinh doanh thương mại nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan
đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước
ngoài;
+ Các tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
29 Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy
lên để giải quyết.
2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ
sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại;
3. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự trong
các trường hợp sau đây:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa �n nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị
đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh
giải quyết;
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc
gây thiệt hại giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có
trụ sở giải quyết.
* Chú ý: Điều 32a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố
tụng dân sự (năm 2011) còn quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định
cá biệt của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt
rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ
chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dan sự mà
Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, người có
thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.
2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu
hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem
xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân
sự đó được xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành
chính”.
VI. ÁN PHÍ
Án phí dân sự trong vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm án
phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp kinh doanh
thương mại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự
sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về
việc nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Mức án phí sơ thẩm phải nộp:
a. Mức án phí sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp kinh doanh thương mại
không có giá ngạch là 2.000.000 đồng
b. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương
mại có giá ngạch:
Giá trị tranh chấp
|
Mức án phí
|
a) Từ 40.000.000 đồng trở xuống
|
2.000.000 đồng
|
b) Từ trên 40.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng
|
5% của giá trị tranh chấp
|
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến
800.000.000 đồng
|
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000
đồng
|
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng
|
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000
đồng
|
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến
4.000.000.000 đồng
|
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000
đồng
|
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng
|
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá
4.000.000.000 đồng.
|
VII. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại là 2
tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do
trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 1 tháng.
- Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ
án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2
tháng.
|