Top Banner Ads
TRANG CHỦ DỊCH VỤ GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG SEALAW GROUP LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 143
Visiter today: 637
Total: 4,124,141
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
Hội bảo trợ tư pháp
dich vu giay phep
Trang chủ > Dịch vụ > Qui trình xử lý xâm phạm
Quy trình áp dụng Biện pháp kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu liên quan đến Sở hữu trí tuệ
SEALAW xin giới thiệu biện pháp như sau
Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hành để chủ thể quyền SHTT thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền, yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời/các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm. Quy trình như sau:


(1) Chủ thể quyền hoặc thông qua đại diện sở hữu công nghiệp nộp Đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan (Điều 34 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
(2) Kiểm tra: (i) chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền của người nộp đơn, (ii) thông tin về về hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 23Điều 24Điều 25 Nghị định 105/2006/NĐ-CPkhoản 3 Điều 48 Nghị định 154/2005/NĐ-CP).
(3) Người đề nghị phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng, hoặc 20 triệu đồng (nếu không xác định được giá trị lô hàng tạm dừng) hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng /tổ chức tín dụng (Điều 217 Luật SHTT).
(4) Cơ quan hải quan ra thông báo từ chối yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan nếu người nộp đơn không đáp ứng yêu cầu tại điểm (2) và điểm (3) (Điều 36 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
(5) Cơ quan hải quan ra thông báo chấp nhận yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan khi người nộp đơn đáp ứng yêu cầu tại điểm (2) và điểm (3) (Điều 36 Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
(6) Phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan (theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc để thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính) (Điều 36Điều 37 Nghị định 105/2005/NĐ-CPĐiều 51 Nghị định 154/2005/NĐ-CP).
(7) Thực hiện biện pháp tạm dừng và dành thời gian cho các bên liên quan bổ sung chứng cứ, lập luận, tài liệu và kiểm tra xác định tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ để chứng minh việc có hay không có hành vi xâm phạm quyền SHTT (Điều 51 Nghị định 154/2005/NĐ-CP).
(8) Trong trường hợp không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:(i) Kết quả xác định tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ khẳng định rằng lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, (ii) Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ, trong đó khẳng định lô hàng bị tạm dừng thủ tục hải quan không phải là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thì cơ quan hai quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
(9) Trong trường hợp cơ quan hải quan kết luận hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ hàng hóa và hàng hóa bị xử lý theo biện pháp tại điểm (10) hoặc điểm (11) tùy theo sự lựa chọn của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
(12) Trong trường hợp cơ quan hải quan kết luận hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo điểm 9 nhưng chủ thể quyền không thực hiện việc khởi kiện dân sự, và
(13) Cơ quan Hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Điều 214215 Luật Sở hữu trí tuệ) Thì lô hàng bị tạm dừng sẽ tiếp tục được làm thủ tục hải quan (Điều 219 Luật Sở hữu trí tuệ).
(14) Cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan khi:(i) Đơn yêu cầu tạm dừng bị từ chối, hoặc(ii) người yêu cầu rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, hoặc(iii) kết thúc thời hạn tạm dừng nhưng Cơ quan Hải quan không nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người nộp đơn hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xác nhận đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan, hoặc(iv) kết quả xác định tình trạng pháp lý về sở hữu trí tuệ khẳng định rằng lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoặc(v) Người yêu cầu tạm dừng không khởi kiện dân sự, hoặc(vi) Cơ quan Hải quan không thụ lý để xử lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính, hoặc

(vii) Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại.
(Khoản 3 Điều 218 Luật SHTTĐiều 52 Nghị định 154/2005/NĐ-CPkhoản 1 Điều 36Điều 37 Nghị định105/2006/NĐ-CPĐiều 219 Luật SHTT).



(Source: )
[ Back ]
OTHER
Qui trình CHUNG trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (27/2/2015)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
mau van ban
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
ô mai ba thu
danh bạ luật sư việt nam
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng