Nói
đến quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) là nói đến sự công nhận từ phía nhà nước đối
với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của tổ chức, cá nhân đối
với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định và có chế độ bảo vệ tài sản đó như bất kỳ
tài sản nào khác. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì biện pháp dân sự thường
được áp dụng trước tiên để giải quyết.
Vấn
đề bảo vệ QSHTT bằng biện pháp dân sự đã và đang rất được quan tâm tại nhiều
quốc gia trên thế giới, do đây là biện pháp có nhiều ưu điểm mà pháp luật về sở
hữu trí tuệ cần đề cao. Tại Việt Nam, lĩnh vực này cần phải được nghiên cứu kỹ
hơn, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực QSHTT - với tư cách là một
quyền dân sự cần phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp trong đó cần chú trọng
biện pháp dân sự.
Theo pháp luật Việt nam, QSHTT là chế
định trong pháp luật dân sự, là lĩnh vực thuộc quan hệ pháp luật dân sự, trong
đó các yếu tố cấu thành bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. QSHTT là một
phạm trù pháp lý trong quyền sở hữu nói chung, do vậy, giống như các quyền dân
sự khác, QSHTT cũng bao gồm các nhóm quy phạm liên quan đến các hình thức sở
hữu, căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu, cách thức, biện pháp chuyển quyền
sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
(trong đó, xử lý hành vi xâm phạm QSHTT là một nội dung quan trọng).
Bảo
vệ QSHTT nói chung, bảo vệ QSHTT bằng biện pháp dân sự nói riêng là những đề
tài rộng lớn, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách tổng quát, khoa học. Mặt
khác, QSHTT là một nội dung lớn bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) và quyền đối với giống cây
trồng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu vấn
đề: xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các vấn đề về quyền tác giả và quyền liên quan
đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng…sẽ không đề cập trong bài viết
này.
1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QSHCN BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ
Tại Việt Nam, xử lý xâm phạm QSHTT
nói chung và xử lý xâm phạm QSHCN nói riêng phụ thuộc vào chủ trương, chính
sách về sở hữu trí tuệ ở từng giai đoạn, pháp luật về xử lý xâm phạm QSHCN cũng
có những dấu ấn riêng, trong đó, xử lý xâm phạm quyền các đối tượng của QSHCN
được đặc biệt nhấn mạnh và đã có bước phát triển đáng kể.
Trước khi Hội đồng nhà nước thông
qua Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, thì việc bảo hộ các đối
tượng của QSHCN cho các chủ thể quyền chưa được coi trọng. Theo TS. Pham Duy
Nghĩa: “mãi đến đầu những năm 80, những văn bản đầu tiên về sáng chế theo mô
hình pháp luật Xô viết mới được du nhập vào Việt Nam. Cũng như đối với toàn bộ
tư liệu sản xuất nói chung, mô hình Xô viết không công nhận quyền tài sản về
trí tuệ [1]. Đến đầu những năm 80, Chính phủ đã ban hành một số nghị định về
bảo hộ sở hữu công nghiệp như: Nghị định 31/CP ngày 23/01/1981 về bảo hộ sáng
chế; Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; Nghị định
số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; Nghị định số
200/HĐBT ngày 28/12/1988 về giải pháp hữu ích. Theo nội dung của các nghị định
nêu trên thì mọi hành vi xâm phạm độc quyền của chủ văn bằng đều bị xử lý theo
pháp luật. Người xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại
cho chủ văn bằng và chịu hình thức xử phạt khác tùy theo mức độ xâm phạm. Chủ
văn bằng bảo hộ khi phát hiện hành vi xâm phạm độc quyền của mình, có quyền đề
nghị cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu người xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm
phạm.
Trong trường hợp tự xét thấy mức độ
xâm phạm gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đề nghị của mình đến cơ quan có trách
nhiệm không được giải quyết thỏa đáng, thì chủ văn bằng có quyền khiếu nại lên
Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Đến năm 1989, để nâng cao tính pháp
lý của việc bảo hộ QSHCN, Hội đồng nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp. Lần đầu tiên khái niệm “sở hữu công nghiệp” (SHCN) được
chính thức sử dụng trong các văn bản của nhà nước. Trong đó thừa nhận quyền sở
hữu công nghiệp là quyền tư hữu [2]. Năm 1993, Cục sáng chế được đổi tên thành
Cục Sở hữu công nghiệp với chức năng, nhiệm vụ được bổ sung cho phù hợp với
giai đoạn phát triển mới về SHCN, chuẩn bị đưa hoạt động SHCN đi vào quỹ đạo
của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Pháp lệnh đã tạo sự chuyển biến sâu
sắc của pháp luật về bảo hộ QSHCN. Kế thừa các quy định của các văn bản trước
đó, các quy định trong Pháp lệnh đã thừa nhận quyền tự bảo vệ của các chủ thể
QSHCN cũng như quyền yêu cầu các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm QSHCN.
Để xử lý hành vi xâm phạm QSHCN
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án, ngày 22/7/1989, Tòa án nhân dân tối cao đã
ban hành thông tư số 03/NCLP, trong đó đã đề cập đến việc hướng dẫn xử lý các
hành vi xâm phạm QSHCN.
Ngày 28/10/1995, Quốc hội Việt nam
đã thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/1996, được sửa đổi, bổ
sung năm 2005) trong đó toàn bộ chương II, Phần thứ sáu đã quy định về bảo hộ
QSHCN. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để việc bảo hộ QSHCN được thực hiện, qua
đó góp phần quan trọng việc thúc đẩy phát triển sự sáng tạo không ngừng trong
lĩnh vực SHCN.
Nhằm đáp ứng quá trình hội nhập của
Việt Nam và thể chế hóa các quy định về bảo hộ QSHCN trong Bộ luật Dân sự,
chúng ta đã ban hành một số văn bản: Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của
Chính phủ quy định chi tiết về QSHCN; Nghị định 06/CP ngày 01/02/2001 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày
3/10/2000 về bảo hộ QSHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương
mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN[3];
Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 về bảo hộ bố trí thiết kế mạch tích
hợp. Các văn bản này đã có tác dụng tích cực trong việc chuyển hoá các quy định
chung của BLDS về SHCN.
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp
luật nêu trên, Việt Nam đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực SHCN như: Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN; Thỏa ước Madrid về đăng ký
quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; Công ước Stockholm về Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO), Hiệp ước hợp tác sáng chế (PTC), Hiệp định về bảo hộ sở hữu
trí tuệ với Liên bang Thụy sĩ, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA)…
Đặc biệt, khi QSHTT đã trở thành yếu
tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đứng trước yêu
cầu hội nhập sâu, rộng, ngày 29/11/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Sở
hữu trí tuệ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2005, được sửa đổi bổ sung ngày
19/6/2009), trong đó vấn đề bảo vệ QSHTT được đặc biệt quan tâm. Lần đầu tiên
thuật ngữ “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” đã được sử dụng chính thức trong luật
và có hẳn một chương riêng (Chương XVII) quy
định xử lý xâm phạm QSHTT bằng biện pháp dân sự [4].
Như vậy, bảo vệ QSHCN là việc
pháp luật quy định các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể quyền
đối với các đối tượng SHCN đồng thời quy định các biện pháp nhằm bảo vệ QSHCN
khi có hành vi xâm phạm. QSHCN như trên đã đề cập đó là quyền dân sự, do vậy
theo nguyên tắc chung của pháp luật thì mọi
quyền dân sự hợp pháp đều được nhà nước bảo vệ.
Bài viết còn dài, quí vị vui lòng click vào đây để xem toàn văn bài viết
|