Top Banner Ads
TRANG CHỦ DỊCH VỤ GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG SEALAW GROUP LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 117
Visiter today: 517
Total: 4,115,717
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
Hội bảo trợ tư pháp
dich vu giay phep
Trang chủ > Dịch vụ > Vụ việc thực tiễn xử lý
Vincom kiện Vincon nhái tên: Khó chứng minh sự xâm phạm
Để xác định tên thương mại có xâm phạm nhãn hiệu hay không, cần so sánh tên thương mại với nhãn hiệu và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Việc Công ty Cổ phần Vincom (VINCOM) kiện Công ty Cổ phần Tài chính và bất động sản Vincon (VINCON) xâm phạm nhãn hiệu và tên thương mại đang cho thấy vấn đề giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ khá phức tạp.

Dễ hiểu lầm

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT VINCOM, cho rằng cái tên VINCON đã gây nhầm lẫn về nhãn hiệu và tên thương mại của VINCOM đối với công chúng. Mới đây một số cán bộ của VINCON bị bắt quả tang đánh bạc trong phòng họp nhưng dư luận lại hiểu nhầm là người của VINCOM. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu, hình ảnh và uy tín của VINCOM.

Theo ông Hiệp, VINCOM được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền tại Việt Nam từ tháng 1-2005 với tên “VINCOM và hình”. Sau đó, nhãn hiệu VINCOM này cũng được bảo hộ tại 20 nước trên thế giới. Trong khi đó, VINCON nộp đơn vào tháng 2-2010 và chưa được cấp.

Đặt dựa theo quy định cũ

Hiện nay việc đặt tên của DN được quy định rõ trong Nghị định 43/2010. Trước khi đăng ký đặt tên, DN phải tham khảo tên của các DN đang hoạt động để tránh trùng và không gây nhầm lẫn, xâm phạm sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, thời điểm VINCON được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 6-2007 thì việc đặt tên lại được quy định ở Nghị định 88/2006. Do đó, luật sư Phạm Chí Công, Giám đốc Công ty Luật Khai Phong, cho biết cái tên VINCON hoàn toàn phù hợp với pháp luật lúc đó. Cụ thể Điều 12 Nghị định 88/2006 quy định trường hợp trùng tên là khi tên của DN đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của DN đã đăng ký. Tên được coi gây nhầm lẫn khi tên tiếng Việt của DN đăng ký được đọc giống như tên DN đã đăng ký.

Theo luật sư Công, tên thương mại “VINCOM” và “VINCON” có cách viết và đọc khác nhau. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định xác định “VINCOM” đọc giống “VINCON”. “Vì vậy, việc VINCOM khởi kiện yêu cầu VINCON loại bỏ tên VINCON trong tên thương mại và chỉ dẫn thương mại là không có cơ sở” - luật sư Công nói.

Phải tổ chức giám định

Có ý kiến cho rằng VINCOM có thể áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ nhãn hiệu của mình vì cái tên VINCOM đã được bảo hộ trước thời điểm tên thương mại VINCON sử dụng.

Về vấn đề này, luật sư Công cho biết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để xác định được tên thương mại có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không cần so sánh tên thương mại với nhãn hiệu. Đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn quy định một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu được bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc). Dấu hiệu bị coi gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự nhau rất khó phân biệt. Đó là các đặc điểm về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu…

Theo luật sư Công, việc xác định và chứng minh VINCON có “xâm phạm” VINCOM hay không, theo Luật Sở hữu trí tuệ là điều không dễ dàng. Còn luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, Trưởng văn phòng luật sư Phạm và Liên danh cho rằng nếu có sự giống nhau nhưng không gây ra nhầm lẫn trong kinh doanh, mà chỉ tạo ra nhầm lẫn về thông tin như “giám đốc đánh bạc” thì không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu.


(Source: phapluat.vn)
[ Back ]
OTHER
Lật tẩy hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ (27/2/2015)
LEGO chưa đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm tại Việt Nam (27/2/2015)
CHẤM DỨT HAY BỊ XỬ LÝ ? (27/2/2015)
Petrolimex yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu (27/2/2015)
VỤ XÂM PHẠM NHÃN HIỆU RED BULL (27/2/2015)
VỤ XỬ PHẠT XÂM PHẠM QUYỀN NHÃN HIỆU MISS SÀI GÒN (27/2/2015)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
mau van ban
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
ô mai ba thu
danh bạ luật sư việt nam
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng