Top Banner Ads
TRANG CHỦ DỊCH VỤ GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG SEALAW GROUP LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 113
Visiter today: 666
Total: 4,124,170
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
Hội bảo trợ tư pháp
dich vu giay phep
Trang chủ > Dịch vụ > Kinh nghiệm & Lưu ý
Kinh nghiệm phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Các loại xung đột có nguy cơ xâm phạm quyền SHTT xảy ra trên địa bàn

Qua thực tiễn ở địa phương, chúng tôi thấy có các loại xung đột hoặc nguy cơ xung đột quyền lợi giữa các chủ thể có liên quan đến SHTT như sau:

Xâm phạm đối tượng SHTT đã xác lập quyền. Đây là hành vi xâm phạm quyền phổ biến nhất, thông thường có 2 loại:

- Không cố ý: Do hạn chế hiểu biết pháp luật về SHTT. Yêu cầu tự khắc phục và cố ý. Nhìn chung, các địa phương chưa thật sự thiện chí và tích cực phối hợp xử lý vụ việc.

- Xung đột giữa tên ĐKKD với đối tượng SHTT đã xác lập quyền.

(Hai Cty kinh doanh xăng dầu trùng tên: TOÀN THẮNG Bình Định được bảo hộ NHHH và TOÀN THẮNG Khánh Hòa có tên ĐKKD tại Sở KH&ĐT tỉnh)

Vụ việc đã được Cục trưởng Cục SHTT lưu ý tại Hội nghị toàn quốc về SHTT 8/2009 tại Phú Yên và Cục sẽ phối hợp với các cơ quan TW hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan.

- Một số vụ việc xung đột và xâm phạm quyền SHTT điển hình tại Bình Định

- Vụ rượu Bàu Đá:

Cty Minh Anh, Đà Nẵng thu mua rượu nấu thủ công của làng nghề truyền thống Bàu Đá tỉnh Bình Định và đăng ký bảo hộ NHHH “Bàu Đá”. Hiệp hội SXKD rượu Bàu Đá được thành lập nhưng tỉnh Bình Định đòi lại thương hiệu từ năm 2003 đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Vụ việc đã được lãnh đạo Bộ KH&CN chỉ đạo và lãnh đạo Cục SHTT đã có ý kiến giải quyết dứt điểm theo hướng bảo hộ cho nhãn hiệu tập thể (NHTT) của Bình Định trong năm 2009.

- Vụ ngói Sơn Vũ:

Doanh nghiệp Sơn Vũ, Bình Định ký hợp đồng với Cty tư vấn SHCN để làm thủ tục bảo hộ KDCN cho hoa văn trên sản phẩm ngói, sau đó ký hợp đồng tiếp tục tố cáo nhiều doanh nghiệp ở làng nghề truyền thống là xâm phạm quyền và yêu cầu bồi thường vật chất. Tòa án đã xử cho Sơn Vũ thắng kiện dẫn đến 1 doanh nghiệp phá sản và một số doanh nghiệp khác hoang mang, trong đó có HTX gạch ngói Phú Phong. Khi thụ lý vụ việc, Sở KH&CN Bình Định đã thu thập chứng cứ và chứng minh với Cục SHTT rằng hoa văn hình Cổng Chùa trên viên ngói của KDCN đã được bảo hộ là tài sản truyền thống chung của làng nghề gạch ngói Phú Phong, Bình Định. Cục SHTT đã ra quyết định hủy bỏ hiệu lực bảo hộ yếu tố hoa văn nêu trên nên đã kịp thời cung cấp chứng cứ cho TAND tối cao phán quyết hủy bỏ bản án phúc thẩm, trả lại hoa văn cho làng nghề.

Đây là kinh nghiệm cho các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi chọn tư vấn đại diện SHCN vì tư vấn “có vụ lợi” cũng có thể là một kiểu kiếm tiền bất chính nhưng hợp pháp trong kinh tế thị trường.

- Vụ sơn Tân Dung Huy:

Cty TNHH Xây dựng kinh doanh bất động sản DUY HOÀNG Tp. HCM không có bất kỳ một mối liên hệ nào với các chữ viết tắt “TDH” và cụm từ “TAN DUNG HUY” nhưng đã đăng ký bảo hộ NHHH vì vậy Cty TÂN DUNG HUY Bình Định khi bị từ chối đơn đã khiếu nại Cục SHTT và cho rằng Cty Duy Hoàng đã sử dụng lợi thế nộp đơn đăng ký NHHH trước như là một “vũ khí” cạnh tranh không lành mạnh để thủ tiêu thương hiệu của đối thủ có cùng các loại sản phẩm sơn ở miền Trung.

Vụ việc đã được Cục trưởng Cục SHTT ghi nhận tại Hội nghị toàn quốc về SHTT 8/2009 tại Phú Yên và Cục sẽ xem xét các chứng cứ về động cơ của Cty DUY HOÀNG Tp. HCM để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cty Tân Dung Huy.

- Một số hoạt động phòng và chống xâm phạm quyền SHTT:

- Tư vấn pháp lý về SHTT

Cty Hoàng Thịnh, Đắc Lắc khiếu nại tố cáo Cty Vạn Lý, Bình Định xâm phạm kiểu dáng công nghiệp Máy đùn gạch đã được bảo hộ cho Hoàng Thịnh. Cty Vạn Lý, Bình Định cung cấp chứng cứ chứng minh đây là sản phẩm được cải tiến mang tính kế thừa của nghề sản xuất gạch ngói truyền thống.

Sở KH&CN Bình Định đã tư vấn cho chủ doanh nghiệp Hoàng Thịnh, Đắc Lắc về thực chất máy đùn gạch của Cty Vạn Lý là kế thừa của nghề truyền thống nên không ai sở hữu riêng. Nguyên đơn đã đồng tình và không tiếp tục khiếu nại.

- Hỗ trợ tham gia Chợ Công nghệ - Thiết bị và dự thi STKT các cấp.

Anh nông dân Nguyễn Kim Chính (Phù Cát) tự cải tiến máy cắt lúa rải hàng và đến Sở KH&CN Bình Định đề nghị giúp đăng ký bảo hộ. Giải pháp thực sự là có hiệu quả và có khả năng nhân rộng, nhưng thực chất là tập hợp các cải tiến nhỏ, các ứng dụng đơn giản của một số máy móc khác. Bất cứ cơ sở cơ khí nào ở nông thôn cũng có thể sao chép được, nên khả năng thực hiện sau bảo hộ là không khả thi. Sở đã tư vấn và hỗ trợ tác giả tham gia Hội thi STKT của tỉnh, Techmart Viet Nam, Hội nghị điển hình Hội nông dân toàn quốc, giải thưởng Vifotec… tác giả đã được tôn vinh và nhận nhiều phần thưởng tương xứng. Tác giả đã ký giấy tự nguyện cho phép ai cũng được áp dụng nên đến nay, sản phẩm cải tiến đã có mặt ở nhiều hộ gia đình nông dân các tỉnh miền Trung và Nam bộ mà không bị rào cản về quyền SHTT.

- Tham vấn thông tin, phối hợp xử lý vụ việc giữa các cơ quan thực thi.

Lý Thị Hương là tên thương mại thể hiện trên sản phẩm của một gia đình làm Bún Song Thằn ở Bình Định từ nhiều đời nay.

4 người con của bà Lý Thị Hương tiếp tục nghề truyền thống và có nguyện vọng cùng mang thương hiệu Lý Thị Hương kèm với tên riêng của doanh nghiệp.

Sở KH&CN Bình Định đã tư vấn cho các thành viên nên hợp tác xây dựng thương hiệu truyền thống chung của gia đình.

Chúng tôi cho rằng đây cũng không phải là vụ việc duy nhất ở Việt Nam vì một số hoạt động kinh doanh mang tính chất truyền thống gia đình tồn tại phổ biến ở nhiều địa phương khác trong cả nước.

Cục Sở hữu trí tuệ đã ghi nhận tại Hội nghị toàn quốc về SHTT 8/2009 tại Phú Yên và nghiên cứu hướng dẫn thống nhất theo hướng được sử dụng chung yếu tố truyền thống như là Nhãn hiệu tập thể để có thể áp dụng cho các trường hợp tương tự.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

- Chương trình đã tạo sự nhận thức và phối hợp hành động đồng bộ, kịp thời giữ các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật về SHTT từ Trung ương đến các địa phương trong giai đoạn hội nhập.

- Từng cơ quan đã có chuyển biến năng động, sáng tạo theo sát tình hình phòng và chống xâm phạm quyền SHTT, nên nhiều vụ việc được phối hợp xử lý đã góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về SHTT ngày càng hoàn thiện hơn.

Tuy vậy vẫn còn có hạn chế:

- Sự chỉ đạo, điều hành, chế độ báo cáo mang tính hệ thống từ BCĐ Chương trình đến các địa phương chưa thường xuyên, liên tục.

- Chưa xây dựng được mô hình về phòng và chống xâm phạm quyền SHTT như những dự án điểm để triển khai nhân rộng; chưa hình thành được cơ chế trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các địa phương.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

- Giải quyết dứt điểm sự chồng chéo, mâu thuẫn và có nguy cơ xung đột cao giữa Tên thương mại và Nhãn hiệu dịch vụ trong hệ thống Luật DN và Luật SHTT.

- Phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về SHTT ở địa phương.

- Đào tạo tập trung và quy định tiêu chuẩn chứng chỉ cho cán bộ thực thi pháp luật về SHTT ở các địa phương.

- Ban hành các quy phạm pháp luật về hoạt động sáng kiến; Về điều kiện chưa bộc lộ công khai tính mới của các kết quả nghiên cứu KH&CN, giải pháp LĐST được Tổng LĐLĐVN cấp bằng, sản phẩm CN-TB đã tham gia Techmart.              



(Source: Võ Anh Dũng)
[ Back ]
OTHER
Kinh nghiệm làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (27/2/2015)
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại việt nam. thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện (27/2/2015)
Kinh nghiệm xử lý xâm phạm quyền SHTT (27/2/2015)
Những vấn đề cần gì cần lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (27/2/2015)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
mau van ban
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
ô mai ba thu
danh bạ luật sư việt nam
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng