Top Banner Ads
TRANG CHỦ DỊCH VỤ GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG SEALAW GROUP LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 117
Visiter today: 546
Total: 4,115,694
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
Hội bảo trợ tư pháp
dich vu giay phep
Trang chủ > Dịch vụ > Kinh nghiệm & Lưu ý
1001 cách vi phạm kiểu dáng
Trong hàng loạt các đơn gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm về kiểu dáng công nghiệp vẫn được xem là vượt trội hơn cả. Có muôn vàn kiểu vi phạm làm đau đầu những người quản lý.
Từ những câu chuyện…

Trong một lá đơn đề nghị của Công ty sở hữu trí tuệ Invenco mới đây yêu cầu xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng “Bao gói kẹo” của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Theo đó, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã bị một công ty khác xâm phạm kiểu dáng công nghiệp bao gói kẹo. Cụ thể hành vi xâm phạm của công ty này với Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà gồm: sản xuất, buôn bán, lưu thông sản phẩm kẹo khoai môn với thiết kế bao gói kẹo về cách bố trí, màu sắc tương tự và không khác biệt với sản phẩm kẹo khoai môn của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng tại Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, quyền lợi chính đáng của chủ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Một vi phạm khác lại liên quan đến vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp xe máy 7388 của Công ty Honda. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp này thuộc về Công ty HONDA GIKEN KOGYO KABUSHIKI KAISHA. Địa chỉ: 1-1 Minamiaoyama 2- chome, Minato - ku, Tokyo, Japan. Đơn vị này cũng đã có văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp sô 7388, cấp ngày 5.11.2003 cho kiểu dáng công nghiệp xe máy. Thế nhưng một công ty khác đã sản xuất và kinh doanh xe máy mang nhãn hiệu “HANDO” có dấu hiệu vi phạm kiểu dáng công nghiệp của Công ty HONDA.

Gần đây nhất, một câu chuyện được đánh giá là đình đám trong giới kinh doanh đó là sự vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Vincon khi cố tình đặt tên dễ gây nhầm lẫn với Vincom – một nhãn hiệu đã được bảo hộ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Khó đối phó với vi phạm

Theo thống kê, mỗi năm Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng “nhái” của các kiểu dáng đã được đăng kí bảo hộ. Thực trạng này không những gây thiệt hại cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín và doanh thu mà còn trực tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng.

Đại diện Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc “nhái” tên doanh nghiệp, tên sản phẩm rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng với một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Tất cả những trường hợp này đều là vi phạm. Những trường hợp này có thể bị xử lý dưới dạng hành vi xâm phạm theo điều 129 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT), hoặc dưới dạng cạnh tranh không lành mạnh theo điều 130 Luật SHTT.

Nạn hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn đề bức xúc trong cả nước. Hầu hết các vụ xâm phạm quyền SHCN đều liên quan đến nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Tính tổng số trên cả nước (theo báo cáo không đầy đủ từ các địa phương) về nhãn hiệu có 1.561 vụ đã xử lý; về kiểu dáng công nghiệp có 107 vụ.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, nhiều địa phương, nhất là ở những nơi mà hoạt động thị trường còn kém sôi động, hoạt động SHTT còn đơn giản, vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt, bị động, vẫn còn tình trạng trông chờ, ỷ lại hoặc giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan quản lý có liên quan. Năng lực, kiến thức chuyên môn về SHTT của các cơ quan thực thi quyền SHTT ở các địa phương còn bất cập, tình trạng lúng túng trong việc thực hiện các chức năng của mình, trông chờ, lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan chuyên môn ở Trung ương còn phổ biến, nhiều cơ quan chưa thiết lập được bộ phận chuyên trách về SHTT.


(Source: baomoi.com)
[ Back ]
OTHER
Kinh nghiệm phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (27/2/2015)
Kinh nghiệm làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (27/2/2015)
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại việt nam. thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện (27/2/2015)
Kinh nghiệm xử lý xâm phạm quyền SHTT (27/2/2015)
Những vấn đề cần gì cần lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (27/2/2015)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
mau van ban
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
ô mai ba thu
danh bạ luật sư việt nam
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng