Top Banner Ads
TRANG CHỦ DỊCH VỤ GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG SEALAW GROUP LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 106
Visiter today: 502
Total: 4,110,378
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
Thu no viet nam
cong chung viet nam
Hội bảo trợ tư pháp
dich vu giay phep
Trang chủ > Dịch vụ > Kinh nghiệm & Lưu ý
Khi các chủ sở hữu thương hiệu khởi kiện
Adidas, Gucci, Honda, Microsoft, Louis Vuitton, Kimberly Clark Worldwide… vừa lần lượt “xử” các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhái, giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Các nhãn hiệu nổi tiếng khác trong nước như MyLan, Perfetti Van Melle… tuy kinh phí đầu tư chống hàng giả không khổng lồ như các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nhưng cũng không còn ngồi yên để hàng nhái lũng đoạn thị trường.

Một làn sóng mới đang nổi lên từ câu chuyện thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của các nhãn hàng này.

“Koteir” nhái “Kotex”

Luật sư Lê Xuân Lộc, văn phòng luật sư Phạm và Liên danh cho biết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái gần đây không chỉ hướng tới các nhãn hiệu hàng xa xỉ như Adidas hay Louis Vuitton mà ngày càng có nhiều cơ sở công khai sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng gia dụng. Vụ việc sản xuất hàng nhái nhãn hiệu băng vệ sinh phụ nữ (Kotex) của Kimberly Clark Worldwide Inc là một ví dụ điển hình.

Đại diện Kimberly Clark cho biết, hai năm trở lại đây họ phát hiện trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo và vi phạm các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang được luật pháp bảo hộ cho Kimberly Clark dùng cho các sản phẩm Kotex. Các sản phẩm giả mạo, vi phạm được bày bán tiêu thụ trên khắp cả nước và thường được sản xuất tại Hà Nội, Bắc Ninh hoặc TP.HCM.

Manh mối về một cơ sở sản xuất hàng nhái Kotex được phát hiện khi tháng 6.2011, quản lý thị trường huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã phát hiện trên thị trường xuất hiện loại băng vệ sinh phụ nữ mang nhãn hiệu Koteir tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm băng vệ sinh mang nhãn hiệu Kotex. Tiếp đó, tháng 7.2011, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng phát hiện và xử lý một xe ôtô đang trên đường vận chuyển 31.200 gói băng vệ sinh mang nhãn hiệu Koteir. Các sản phẩm này đều do cơ sở của bà Vũ Thị Sơn, địa chỉ tại 39 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội sản xuất.

Ngày 3.8.2011, thanh tra bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN), và cảnh sát kinh tế Hà Nội kết hợp với đại diện văn phòng luật sư Phạm và Liên danh đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Vũ Thị Sơn và phát hiện cơ sở đang trữ 3.840 gói băng vệ sinh mang nhãn hiệu Koteir. Đặc biệt, đoàn còn phát hiện tại cơ sở đang có một cuộn nilông có in sẵn nhãn hiệu Kotex của công ty Kimberly Clark, đây chính là vật liệu dùng để đóng gói các sản phẩm vi phạm, giả mạo.

Ngày 9.8.2011, thanh tra bộ KH&CN đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cơ sở này 4,2 triệu đồng và buộc bà Vũ Thị Sơn – chủ cơ sở tự loại bỏ dấu hiệu Koteir gắn trên 3.840 gói băng vệ sinh và tự tiêu huỷ cuộn nilông hiệu Kotex dưới sự chứng kiến của cơ quan chức năng.

“Đây chính là động thái cho thấy các chủ sở hữu các nhãn hiệu/thương hiệu nổi tiếng đang chủ động phối hợp với các đại diện, cơ quan có thẩm quyền để xử lý nạn hàng giả, hàng nhái để khẳng định với người tiêu dùng về thái độ trân trọng đối với nhãn hiệu/thương hiệu của chính họ”, luật sư Lê Xuân Lộc nhận định.

Đá ném ao bèo

Không “may mắn” như Kimberly Clark, ông Trần Đình Thi, phó giám đốc công ty TNHH MyLan, chủ nhãn hiệu giấy MyLan, cho biết từ năm 2009 tới nay công ty ông nỗ lực chống hàng giả nhưng hiệu quả chỉ như “ném đá ao bèo”. Khảo sát thực tế thị trường các tỉnh phía Bắc cho thấy sản phẩm khăn giấy MyLan “chính hiệu” được bán trên thị trường còn ít hơn các sản phẩm nhái, giả. Chất lượng các sản phẩm nhái, giả mạo nhãn hiệu MyLan rất thấp.

“Chúng tôi mang các mẫu giả mạo đi phân tích thì thấy nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm này là giấy tái chế, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng”, ông Thi ngao ngán nói đồng thời cho biết thêm, từ năm 2009 tới nay MyLan đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức các đợt vây bắt hàng giả, hàng nhái tại Ninh Hiệp (Gia Lâm), Vân Canh (Hoài Đức), Đình Bảng (Bắc Ninh). Sau mỗi “chiến dịch”, hàng giả MyLan lùi vào bóng tối rồi sau đó lại bùng phát với số lượng lớn hơn như để “bù lỗ”.

Cũng đau đầu vì hàng giả, công ty Perfetti Van Melle – chủ các nhãn hiệu kẹo như: Happydent, Alpenliebe, Golia, Mentos, Big Babol, Chupa Chups cũng đang tính tới việc khởi kiện các đơn vị vi phạm nhãn hiệu của mình ra toà. Đại diện Perfetti Van Melle cho biết họ đã phát hiện ra nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm vi phạm nhãn hiệu của Perfetti Van Melle ở La Phù và Dương Liễu (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Sản phẩm bị làm nhái nhiều nhất chính là các cây kẹo mút Chupa Chups, đối tượng tiêu dùng chủ yếu là trẻ em, cho nên dù là nhỏ, song đại diện đơn vị này cho rằng sẽ không thể ngó lơ.

Tuy nhiên, không dễ để Perfetti Van Melle hay MyLan thực thi được quyền của mình bởi cũng giống như sản phẩm Kotex, đây là những mặt hàng có giá trị nhỏ, có đổ công, đổ của đi bắt giữ hay xử phạt thì số tiền xử phạt nhỏ cũng không đáng gì với lợi nhuận mà các cơ sở sản xuất hàng nhái thu được. Trong khi đó, theo luật sư Trần Mạnh Hùng, công ty luật Baker & McKenzie – thì biện pháp hành chính chưa đủ để răn đe và ngăn chặn các hành vi xâm phạm, hành vi tái vi phạm còn khá phổ biến. Mặt khác, việc khởi kiện yêu cầu người xâm phạm bồi thường thiệt hại là một quá trình không hề dễ dàng và tốn nhiều chi phí – thời gian do thủ tục tố tụng còn khá phức tạp, chưa kể, việc chứng minh thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm trước toà án cũng rất khó khăn.

Thực tế, số lượng vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết thông qua tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện rất hiếm hoi. Vì vậy, theo luật sư Trần Mạnh Hùng, đã đến lúc pháp luật về sở hữu trí tuệ và thủ tục tố tụng dân sự phải được đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khởi kiện người xâm phạm tại toà án.

Theo Thanh tra bộ Khoa học và công nghệ, nhằm đối phó với các hoạt động của các cơ quan thực thi quyền SHTT, các cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả hiện hoạt động ngày một tinh vi hơn. Các cơ sở này sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn trên bao bì sản phẩm thay vì dùng chính nhãn hiệu của chủ sở hữu; trưng bày một số lượng rất nhỏ các sản phẩm xâm phạm để che giấu nơi tàng trữ và kịp thời tẩu tán hàng xâm phạm; che giấu địa chỉ cơ sở sản xuất hàng xâm phạm; sử dụng các phương tiện thông tin điện tử để chào bán các sản phẩm xâm phạm...

(Source: sgtt.vn)
[ Back ]
OTHER
Phân tích Ðiều 171 Bộ luật hình sự: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (27/2/2015)
1001 cách vi phạm kiểu dáng (27/2/2015)
Kinh nghiệm phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (27/2/2015)
Kinh nghiệm làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (27/2/2015)
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại việt nam. thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện (27/2/2015)
Kinh nghiệm xử lý xâm phạm quyền SHTT (27/2/2015)
Những vấn đề cần gì cần lưu ý khi xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (27/2/2015)
Tư vấn Online
luatsudongnama   luatsudongnama
Our Partners
VCOP phải
mau van ban
dich vu thu no
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection
Trong tai thuong mai viet nam
ô mai ba thu
danh bạ luật sư việt nam
Hướng dẫn xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng