Kiện không dễ
Là
người tiếp nhận nhiều vụ việc tranh chấp trên mạng, bà Hoàng Tố Như,
Phó Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở KHCN TP.HCM cho biết, DN ngày nay đã chú
trọng xây dựng website để chào bán sản phẩm,hàng hóa của mình. Đăng ký
tên miền nay cũng rất dễ dàng. Chỉ cần tên miền khác với các tên miền đã
đăng ký trước đó (có khi chỉ một ký tự) là có thể đăng ký và sử dụng.
Tuy nhiên, từ những thuận lợi này, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cũng dễ
dàng bị xâm phạm. Việc xâm phạm quyền SHTT trên mạng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế và
uy tín của DN làm ăn chân chính. Trường hợp điển hình của một DN trong
lĩnh vực sản xuất thang máy như sau: đã đăng ký nhãn hiệu và dùng nhãn
hiệu làm tên miền website. Nhưng thông tin của DN đưa lên website chưa
được bao lâu thì bị một DN khác cùng ngành nghề sao chép. DN (sao chép)
không chỉ dùng tên miền tương tự mà còn dùng toàn bộ hình ảnh, thông tin
quảng bá của họ để đưa lên website của mình.
Hậu quả là người
tiêu dùng đã từng truy cập website của DN gốc nhầm lẫn đăng nhập và mua
phải hàng hóa kém chất lượng của DN (sao chép). Khách hàng “mắng vốn” DN
“gốc”. Bức xúc, DN này yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành
vi vi phạm trên!
Nhưng theo bà Như, hành vi vi phạm kiểu
này đang là thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật, bởi khi
cơ quan thực thi có mặt thì DN sao chép đã gỡ bỏ thông tin; một thời
gian sau, thông tin vi phạm lại tiếp tục được đưa lên như cũ..
Một
tình huống khác về sao chép thông tin của một DN sản xuất nệm Mouse có
tên tuổi cũng khiến chủ sở hữu đích thực không biết phải kiện đối thủ về
hành vi vi phạm nào?! Cụ thể, DN “chính hiệu” đã đưa lên website của
mình rất nhiều nội dung quảng cáo sản phẩm do họ sản xuất. Nhưng thông
tin vừa được đưa lên, lập tức một website khác cùng ngành sao chép
(không lấy nguyên xi mà chỉ copy từng đoạn và sắp xếp lại thứ tự các chi
tiết thông tin)...“Tên tuổi” bị chào bán
Bà
Như kể, có rất nhiều nhãn hiệu, tên thương mại của DN có “tên tuổi” của
Việt Nam bị người khác lấy đi đăng ký tên miền, sau đó, họ dùng tên
miền này để chào bán lại cho chính công ty của họ.
Nếu mua lại, DN sẽ phải tốn một khoản tiền lớn gấp đôi, thậm chí gấp 5
đến 10 lần so với phí đăng ký một tên miền khác. Nhưng, nếu không mua
lại họ sẽ bán lại cho những DN khác. Việc sử dụng tên miền trùng lắp với
nhãn hiệu, tên thương mại của mình để quảng cáo, bán hàng trên mạng sẽ
làm ảnh hưởng đến uy tín và cơ hội kinh doanh của DN gốc.
Tại Việt Nam, các quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xâm phạm
quyền SHTT trên Internet đã có nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn. Các DN
Việt Nam cũng đã tận dụng tối đa các quy định của pháp luật để bảo vệ
quyền nhưng không mấy hiệu quả. Vì ngay từ khâu thu thập chứng cứ vi
phạm để yêu cầu xử lý đã hết sức khó khăn, nhất là đối với tình trạng
bên vi phạm đưa thông tin vi phạm “thoắt ẩn”, “thoắt hiện” như tình
huống nêu trên.Các chương trình hỗ trợ
Nhằm
hỗ trợ DN bảo vệ quyền SHTT, bà Như cho biết, tại TP.HCM có các Chương
trình 168, 127, 68 về: “Hành động hợp tác Phòng và Chống xâm phạm quyền
SHTT”; “Chống hàng giả và gian lận thương mại”; và "Hỗ trợ phát triển
tài sản trí tuệ”. Các DN có thể tận dụng cơ hội từ các chương trình hỗ
trợ này để bảo vệ quyền SHTT khi có hành vi vi phạm xảy ra. Bà
Như khuyên, các DN nên chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm trước khi nó
xảy ra.Đăng ký tên miền ngày càng dễ dàng và chi phí không đắt, các DN
có thể đăng ký, sử dụng tên miền bằng chính nhãn hiệu, tên thương mại
của mình để thuận lợi cho bảo hộ sau này.
Mặt khác, các DN cũng
cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tên miền và thời hạn hiệu lực của
Giấy chứng nhận nhãn hiệu. Nếu hết thời hạn, DN không làm thủ tục gia
hạn thì hiệu lực của các giấy chứng nhận sẽ hết, khi đó người khác có
thể đăng ký, chiếm giữ thậm chí có thể kiện ngược lại nếu họ được cấp
văn bằng.
Ngoài ra, DN có thể chứng thực các chứng cứ vi phạm
trên mạng Internet để làm bằng chứng vi phạm khi nộp hồ sơ khiếu kiện
thông qua “Phòng Thừa phát lại” tại TP.HCM. Khi đã chứng thực được chứng
cứ vi phạm thì dù thông tin vi phạm có bị gỡ đi khỏi mạng Internet cũng
không làm ảnh hưởng quá trình khiếu nại, tố cáo
“Để ngăn chặn
và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT trên mạng Internet, hệ thống văn
bản pháp luật cần phải đầy đủ và có các biện pháp chế tài đủ mạnh để răn
đe hành vi tái vi phạm”, bà Như cho biết thêm.
Nghị định 197/2010/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định: Phạt
tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một
trong các hành vi sau đây: Đăng ký, chiếm giữ sử dụng hoặc sử dụng tên
miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng
hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Bên cạnh hình thức phạt tiền còn
có các hình thức xử phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ vi phạm kể cả hoạt động thương mại điện tử đến 6 tháng.
Và
các biện pháp khắc phục hậu quả là: loại bỏ yếu tố vi phạm; buộc loại
bỏ thông tin về hàng hóa dịch vụ vi phạm trên phương tiện quảng cáo,
trang tin điện tử, buộc thay đổi, thu hồi tên miền chứa yếu tố vi phạm.
|